Đề thi CHÍNH THỨC môn Ngữ Văn - Kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 tỉnh Đà Nẵng năm học 2023 -2024
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
|
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CÂY TÙNG VÀ HOA HỒNG
Cây tùng và hoa hồng là hàng xóm của nhau, tuy nhiên mối quan hệ của họ không được tốt cho lắm. Cây tùng nói với hoa hồng: “Trông cậu mới yêu điệu làm sao hễ gió thổi qua là đổ nghiêng ngả, thật là yếu đuối.”
Hoa hồng không chịu thua kém, trừng mắt nói: "Cậu nhìn lại thân mình mà xem, sần sùi thô ráp, thật là xấu xí!"
Ngoài những lời chê bai chỉ trích, bình thường chúng chẳng bao giờ nói chuyện với nhau.
Một hôm, ông hổ đi qua nghe thấy cây tùng và hoa hồng đang to tiếng tranh cãi, bèn nói: “Tại sao hai cháu chỉ biết nhìn vào điểm xấu mà không chịu công nhận điểm tốt của nhau? Tùng mạnh mẽ cương nghị, không sợ giá rét, là tấm gương tốt cho chúng ta học tập. Hoa hồng toả hương thơm ngát, làm đẹp cho đời, mang đến niềm vui cho mọi người. Các cháu phải chịu khó học hỏi ưu điểm của người khác thì mới có thể tiến bộ và trở thành bạn tốt của nhau.”
Nghe lời ông hổ, cuối cùng cây tùng và hoa hồng đã nhận ra lỗi sai của mình, từ đó trở đi, chúng bắt đầu chung sống vui vẻ và hoà thuận.
(1001 truyện mẹ kể con nghe - Mùa xuân, Tuệ Văn dịch, NXB Mỹ thuật, 2011, tr. 45-46)
a) Lời dẫn “Trông cậu mới yểu điệu làm sao, hễ gió thổi qua là đổ nghiêng ngả, thật là yếu đuối!" là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? (0,5 điểm)
b) Thái độ, lời nói của cây tùng và hoa hồng đã vi phạm phương châm hội thoại nào trong giao tiếp? (0,5 điểm)
c) Theo em, vì sao cây tùng và hoa hồng thường chê bai, chỉ trích lẫn nhau? (0,5 điểm)
d) Em có đồng tình với ý kiến của ông hổ: "phải chịu khó học hỏi ưu điểm của người khác thì mới có thể tiến bộ" không? Vì sao? (0,5 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc biết công nhận những điểm tốt của người khác.
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong hai đoạn trích sau:
- (...) Cháu lấy những con số, mỗi ngày bảo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chục đại mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chồi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh công mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.
Và:
- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mi trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chủ lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ốm cháu mà lắc “Thế là một - hoà nhé!”. Chưa hoà đầu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr. 183-185)