Đề thi CHÍNH THỨC môn Ngữ Văn - Kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 tỉnh Quảng Ninh năm học 2023 -2024
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH
|
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm có 01 trang) |
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Khi mới sinh ra, tôi đã có thể cảm nhận được hơi ấm của đôi bàn tay mẹ. Đôi bàn tay luôn nâng niu, lo lắng từng giấc ngủ, từng bữa ăn cho tôi. Đôi bàn tay đã dìu tôi những bước đi chập chứng đầu tiên, nâng đỡ mỗi khi tôi té ngã và nhẹ nhàng chăm sóc những vết thưNinhơng do tôi nghịch ngợm gây ra.
2) Suốt những năm tháng tôi đi học, bàn tay mẹ vẫn âm thầm lo lắng cho tôi. Bàn tay mẹ kiên nhẫn dạy tôi viết những nét chữ đầu tiên; giặt sạch chiếc áo tôi mặc; đánh bóng đôi giày tôi mang; thắp sáng ngọn đèn trên bàn học, dọn đẹp gọn gàng bàn ghế, tủ sách cho tôi. Bàn tay mẹ cần chuẩn bị cả chiếc giường tươm tất chân màn cho tôi nằm ngủ mỗi tối.
[-]
(3) Trên thế gian này, còn điều gì kỳ điệu và quý giá hơn đôi bàn tay mẹ? Đôi tay chai sạn, vật vả nhưng êm ái, dịu dàng và bất cứ khi nào cũng đầy áp tình thương yêu dành cho bạn. Dù đi bất cứ nơi nào, ta cũng luôn khao khát được quay trở về bên vòng tay yêu thương của mẹ.
(Trích Hạt giống tâm hồn, tập 7, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2019, trang 130-131)
a. (0,5 điểm) Theo đoạn trích, khi mới sinh ra, nhân vật tôi đã có thể cảm nhận được điều gì?
b. (0,5 điểm) Cụm từ Đôi bàn tay trong đoạn văn (1) thực hiện phép liên kết nào?
c. (1,5 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép liệt kê trong câu văn được in đậm ở đoạn (2).
d. (0,5 điểm) Em có đồng tình với ý kiến của tác giả: Dù đi bất cứ nơi nào, ta cũng luôn khao khát được quay trở về bên vòng tay yêu thương của mẹ không? Vì sao?
Câu 2. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, em hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.
Câu 3. (5,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gặp ghềnh
Sống trong thung không chế thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
(Y Phương. Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2,
NXB Giáo dục, 2005, trang 72)