Đề thi CHÍNH THỨC môn Ngữ Văn - Kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 tỉnh Sơn La năm học 2023 -2024
|
|
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:
[...] Những người thân trong gia đình là những người nhớ về mình nhiều và đầy đã nhất Những người giữ bí mật của mình. Ngày tôi ra đời, bà mụ hỏi bố:
- Đặt tên cậu ấm là gì nào?
Cậu ấm có nghĩa là một cậu bé sung sướng. Bà muốn tôi được sung sướng. Bố tôi choàng dậy.
- Ừ nhỉ, sao tôi quên khuấy mất. Tôi cứ tưởng tượng về nó mãi, đâm quên
Theo bố tôi, cái tên quan trọng lắm. Bởi nó là cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta sẽ gọi trong suốt cuộc đời một đứa trẻ. Đứa trẻ này khác với đứa trẻ kia trước tiên là một cái tên Khi nhớ một cái tên Bác là tài năng về một con người có cái tên đó. Không gì tuyệt diệu hơn khi mình gọi tên người thân của mình. Mẹ là cái tên chung cho tất cả những ai làm mẹ. Khi ai đó gọi mẹ ơi, tức là mình hiểu người phụ nữ đó làm và yêu thương những công việc giống mẹ mình. Mẹ cũng là một cái tên đẹp nhất, bao giờ cũng dịu dàng. Một người tên Dũng, mình sẽ nghĩ không phải là con gái. Người tên Loan, sẽ không phải là con trai. Khi mình lớn, cái tên ấy vẫn đi theo. Mình sẽ giữ nó như một kỷ niệm về người bố và người mẹ. Đó cũng là tình cảm ưu ái mà bố mę muốn dành cho.
Và cuối cùng cái tên của tôi cũng được đặt xong. Một cái tên thật dài nhưng tôi luôn nhớ. Bố tôi nói
- Không có gì đẹp bằng cái tên của mình. Một cái tên là một tình thương lớn.
Bạn tên gì vậy? Có khi nào bạn hỏi bố mẹ tại sao bạn lại có cái tên đó không? Tôi tin rằng bạn sẽ được nghe một câu chuyện thật dài về nó. Đó là một bí mật về bạn. Và chỉ khi đó bạn mới biết tại sao một cái tên lại là một tiếng nói đẹp nhất [...]
(Trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Nguyễn Ngọc Thuần NXB Tre, 2020,tr 15)
Câu 1. (0,75 điểm) Theo lời người cha, cái tên có những ý nghĩa gì?
Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, ta cảm thấy thế nào khi gọi tên người thân của mình?
Câu 3. (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến mẹ là cái tên đẹp nhất không? Hãy lí giải
Câu 4. (0,75 điểm) Mỗi chúng ta nên ứng xử như thế nào với cái tên của mình? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Tình yêu thương của cha mẹ có thể là động lực nhưng cũng có thể là áp lực cho con cái. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của em về ý kiến trên.
Câu 2. (5,0 điểm)
Hãy phân tích đoạn thơ sau:
[...] Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
(Trích Bếp lửa, Bằng Việt, SGK Ngữ văn 9, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2018 tr. 144)
-HẾT-